📖 3. MỘT SỐ THỂ LOẠI DÂN CA TIÊU BIỂU
Hát ru
là một thể loại rất phổ biến trong cả nước, mỗi vùng miền, mỗi dân tộcđều có những làn điệu hát ru mang bản sắc riêng. Tuy nhiên, tất cả những bài hát ru đều có chung một đặc điểm là nhịp điệu khoan thai, nhẹ nhàng, âm điệu âm điệu ngân nga êm đềm thể hiện tình cảm yêu thương của người mẹ, người chị, người bà đối với trẻ thơ. Nội dung lời ca của hát ru không chỉ nói về tình mẫu tử, bên vành nôi ru trẻ, ngời hát có thể liên tưởng, cảm than về cuộc đời, về thế thái nhân tình hoặc gửi gắm tình cảm của mình về một đối tượng nào đó.
VD: Ru con Nam bộ
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm
Hỡi chàng chàng ơi
Hỡi người người ơi
Em nhớ tới chàng, em nhớ tới chàng
VD2: Ru em DC Xê đăng
Ru em em ngủ cho ngoan, để mẹ đi chặt cây chuối nơi xa
Em nằm ngủ cho ngoan
Ngoài rừng xa cha đang đi kiếm măng non
Nín đi hỡi em ơi. Em ngủ đừng khóc em
Ngoài rừng xa cha đang đi kiếm măng non
Ngủ ngoan hỡi em ơi
Nơi xa mẹ tìm được nhiều ngọn rau non
Đừng khóc nữa hỡi em ơi
Hò
Hò là một thể loại dân ca phổ biến ở miền Trung và Nam bộ. Các điệu hò thường gắn liền với lao động sản xuất, nhất là những việc liên quan đến sông nước, ruộng đồng: Hò chèo thuyền, hò kéo lưới, hò giật chì, hò tát nước.
Hò thường mang tính tập thể có nhịp điệu rắn chắc, khỏe mạnh như Hò giã vôi, Hò nện, Hò dô ta…Tuy nhiên nhiều khi cũng có những điệu hò mang tính chất trữ tình, đặt biệt là các làn điệu hò trên sông như: hò khoan, hò mái nhì, hò mái đẩy, hò Đồng Tháp…Lại có những điệu hò mang tính ứng tác do hai bên trai gái ứng tác tại chỗ như: Hò khoan đối đáp ở Quảng Nam. Một số điệu hò có kết hợp giữa lĩnh xướng (kể) và hát tập thể phụ họa (xô) như hò Ba lí ở Quảng Nam, hò mái ba (trong hát bả trạo)
Lí
Lí là một thể loại ca khúc dân gian có giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao. Nếu trong điệu hò, yếu tố nhịp điệu giữ vai trò quan trọng thì trong các điệu lí, yếu tố giai điệu chiếm vị trí hang đầu. Sự luyến láy, uyển chuyển của các điệu lí thường mang bản sắc riêng của từng vùng dân cư. Nội dung, đề tài của lí rất rộng rãi. Bất cứ sự vật, hiện tượng hoặc khía cạnh tình cảm nào cũng có thể trở thành đối tượng của điệu lí: Lí con cua, lí quạ kêu, lí cây đa, lí hoài nam, lí thương nhau, lí qua cầu…Số lượng điệu lí trên cả nước rất lớn nhưng mỗi làn điệu có những nét đặc trưng, khi hát lên dễ gây ấn tượng người nghe. Trong tất cả các thể loại, làn điệu dân ca Việt Nam, có thể nói, lí là những viên ngọc được gọt giũa tinh tế nhất, lấp lánh màu sắc nhiều nhất. Ngày nay chất liệu âm nhạc của các làn điệu lí đã đi vào trong các ca khúc hiện đại. Các nhạc sĩ đã biết kế thừa nền âm nhạc truyền thống của dân tộc để sáng tạo ra những tác phẩm mới vừa mang đậm bản sắc dân tộc vừa mang hơi thở của thời đại.
Hát giao duyên
Là hình thức sinh hoạt ca hát đối đáp rất phổ biến trong cộng đồng dân cư Việt Nam. Hát giao duyên không có những đặc trưng chung nhất về mặt thể loại, cấu trúc, giai điệu mà chỉ có điểm chung về hình thức và nội dung thể hiện, đó là sự ứng tác và tính đối đáp giữa nam và nữ với mục đích tìm hiểu về nhân cách, tình cảm lẫn nhau để kết bạn. Do đó hát giao duyên có thể sử dụng làn điệu của các thể loại khác như hát lượm, hát xoan, hát ghẹo, hát giặm, hát hò khoan đối đáp…
Ví dụ: Hát giao duyên trong điệu hò Đồng Tháp
Hò..ơ..ơ con cá đối nằm trong cái cối đá
Con chim la đà đậu nhánh lá đa ơ..
Ơ..ơ.ơ cồng gần sao em không lấy mà đi lấy chồng xa
Ơ..ơ..mai sau mẹ yếu cha già
Bát cơm trách cá ơ..ơ
Bát cơm trách cá chén trà ai dâng ơ..ơ
Ví dụ 2: Hát giao duyên trong lối hát trống quân
Nam: Người thanh tiếng nói cũng thanh
Thấy em lịch sự long anh cũng mừng
Đêm trăng sáng chỉ có chừng
Đôi ta đã gặp thì đừng xa nhau
Nữ: Thấy an hem cũng muốn thương
Sợ anh đã có tơ vương chốn nào
Xuân xanh độ mấy trăng cao
Yêu nhau bác mẹ vun vào cho chăng
Ví dụ 3: Hát giao duyên trong hát ví Nghệ-Tĩnh
Nữ: Nghe anh bôn tẩu bấy nay
Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh
Nam: Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu
Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi
Cầu danh cầu lợi cầu tài
Cầu cho đây đó làm hai giao hòa
Ví dụ 4: Hát giao duyên trong hò khoan đối đáp Quảng Nam
Nam: Đi đâu đi đó một mình
Đứng đây ta hỏi nữ trinh thế nào
Thương tat a mới bước vào
Phụng lan kết cánh hòa giao ân tình
Nữ: Nghe lời chú nói thất kinh
Bông sen tàn ai cắm lục bình bát xưa
Con cóc mà mang quốc oai
Đỉa đeo chân hạc sao cho vừa chú mang
Chú đừng mong, đừng tưởng, đừng hòng
Đây ta có xấu cũng con dòng hương gia
Thà vô duyên ta ở vậy đến già
Tội tình chi ưng chú chúng bạn đà cười chê
Dốt sao dốt nát trăm bề
Một năm chí tới cứ giữ nghề ở trai
Hát giao duyên Bắc Ninh (Xem từ đầu đến 6:00)
Đồng giao
Đồng dao là những bài hát dành cho trẻ em, có thể do người lớn sáng tác rồi dạy cho trẻ em, cũng có thể là do các em tự sáng tác trong quá trình chơi đùa với nhau.
Về hính thức, lời ca của đồng giao thường là những bài văn vần có hai câu thơ ngắn gồm 2, 3 âm tiết. Về âm nhạc, giai điệu của đồng giao thường rất đơn giản, hát gần như nói. Tiết tấu luôn luôn là ở nhịp 2 vui nhộn, thích hợp với lối hát tập thể.
Nội dung của đồng giao thường là kể về những sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống, đôi khi không có tính logic, không mang ý nghĩa văn học mà chỉ tập cho trẻ phát âm và hiểu biết tên gọi của các đồ dung, các các loài cây, các con vật. Đồng dao được trẻ hát đồng thời với những trò chơi tập thể, do đó tiết tấu của bài thường nhịp nhàng với các động tác của trò chơi.
Ví dụ 1: Cút kít dùng dằng (Dạy cho trẻ tập đi đứng)
Cút kít dùng dằng
Mẹ rằng đi chợ
Mẹ rớ ở nhà
Đúc bánh chà là
Để cho thằng cuội
Thả trâu ăn lúa
Thả ngựa ăn khoai
Ông Chúa bắt được
Chặt đầu chặt đuôi
Để hai con mắt
Mà nuôi mẹ già
Ví dụ 2: Con công (Dạy trẻ hiểu biết sự vật)
Con công hay múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xòe cánh ra
Nó đỗ cành đa
Nó kêu ríu tít
Nó đỗ cành mít
Nó kêu vịt chè
Nó đỗ cành tre
Nó kêu be muống
Nó đỗ dưới ruộng
Nó kêu tầm vông