📖 6.2. Điệu thức Trưởng và điệu thức Thứ
6.2.1. Điệu thức trưởng (Điệu trưởng).
Cấu trúc cơ bản: Điệu trưởng là điệu thức 7 âm được xác lập bởi mối quan hệ về quãng giữa các bậc ổn định I,III,V như sau:
a) Bậc I ----- Bậc III : Q.3T (Q.3 này qui định điệu tính trưởng).
b) Bậc I ----- Bậc V : Q.5Đ. (Và do đó, Bậc III------ Bậc V : Q.3t).
Ví dụ: Trong bài Lên đàng, 3 âm ổn định là Đô, Mi, Xon, trong đó Đô là âm chủ. Quan hệ giữa 3 âm trên là:
Gam trưởng tự nhiên:
a) Các loại gam trưởng: Trong điệu trưởng, sự chuyển hoá các bậc phụ tạo nên 3 loại gam trưởng khác nhau là : Gam trưởng tự nhiên (tn), gam trưởng hoà thanh (ht), gam trưởng giai điệu (gđ), trong đó, gam trưởng tự nhiên là thông dụng hơn cả (Gọi tắt là gam trưởng).
b) Gam trưởng mẫu: Gam Đô trưởng tự nhiên gồm những âm cơ bản không bị chuyển hoá nên được chọn làm gam mẫu:
C-dur
c) Công thức cấu trúc chung của các gam trưởng:
d) Cách thành lập các gam trưởng khác: Lấy bất kì một bậc cơ bản hoặc chuyển hoá của hệ âm điều hoà làm âm chủ ta đều có thể thành lập được một gam trưởng tự nhiên theo công thức trên và viết được hoá biểu của nó.
Ví dụ 1: Thành lập gam và ghi hoá biểu của giọng D-dur.
Bước 1: Viết các nốt cơ bản liên tiếp từ nốt Rê đến Q.8 tiếp theo của nó.
Bước 2: Lắp công thức về cung của gam trưởng ( như gam mẫu).
Bước 3: So sánh số cung thực tế với số cung trên công thức, từ trái sang phải. Ở vị trí nào chưa tương thích thì dùng dấu hoá để điều chỉnh.
Bước 4: Gom các dấu hoá thành hoá biểu với thứ tự như đã qui ước theo đúng vị trí hóa biểu quy định
6.2.2. Điệu thức thứ (Điệu Thứ)
6.2.2.1. Cấu trúc cơ bản : Điệu thứ là điệu thức 7 âm được xác lập bởi mối quan hệ về quãng giữa các bậc ổn định I,III,V như sau :
- a) Bậc I ------ Bậc III : Q.3t ( Q.3 này qui định điệu tính trưởng).
- b) Bậc I ------ Bậc V : Q.5Đ( Và do đó: Bậc III----- Bậc V : Q.3T)
Ví dụ: Trong bài Nổi trống lên các bạn ơi- Phạm Tuyên, 3 âm ổn định là La, Đô , Mi, trong đó Đô là âm chủ. Quan hệ giữa 3 âm trên là:
6.2.2.2. Gam thứ tự nhiên:
a) Các loại gam thứ: Trong điệu thứ, sự chuyển hoá các bậc phụ tạo nên 3 loại gam thứ khác nhau là: Gam thứ tự nhiên(tn), gam thứ hoà thanh(ht), gam thứ giai điệu(gđ), trong đó, gam thứ tự nhiên là thông dụng hơn cả (Gọi tắt là gam thứ).
b) Gam thứ mẫu: Gam La thứ tự nhiên gồm những âm cơ bản không bị chuyển hoá nên được chọn làm gam mẫu:
c) Công thức cấu trúc chung của các gam thứ:
d) Cách thành lập các gam thứ khác: Lấy bất kì một bậc cơ bản hoặc chuyển hoá của hệ âm điều hoà làm âm chủ ta đều có thể thành lập được một gam thứ tự nhiên theo công thức trên và viết được hoá biểu của nó.
Ví dụ : Thành lập gam và ghi hoá biểu của giọng g-moll.
Bước 1: Viết các nốt cơ bản liên tiếp từ nốt Sol đến Q.8 tiếp theo của nó.
Bước 2: Lắp công thức về cung của gam thứ ( như gam mẫu).
Bước 3: So sánh số cung thực tế với số cung trên công thức, từ trái sang phải. Ở vị trí nào chưa tương thích thì dùng dấu hoá để điều chỉnh.
Bước 4: Gồm các dấu hoá thành hoá biểu với thứ tự như đã qui ước.
6.2.3. Hoá biểu các giọng trưởng và giọng thứ.
6.2.3.1. Bảng hoá biểu: Mỗi hoá biểu luôn luôn tương ứng với 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ. Sau đây là hoá biểu của các giọng trưởng và thứ từ không đến 7 dấu hoá :
6.2.3.2. Cách tìm giọng trưởng và giọng thứ tương ứng với một hoá biểu
a) Cách tìm giọng trưởng (ngoài các giọng C-dur và F- dur cần phải ghi nhớ từ bảng hoá biểu ở trên):
- Với các hoá biểu có dấu # : Từ nốt có dấu # cuối cùng bên phải, dịch lên 1/2 cung diatonic ta được âm chủ của giọng trưởng tương ứng.
Ví dụ : Hoá biểu có 3 dấu #, nốt có dấu # cuối cùng là Son #, dịch lên nửa cung ta được nốt La. Vậy giọng trưởng là A-dur.
- Với hoá biểu có dấu b : Nốt có dấu b gần cuối bên phải chính là âm chủ của giọng trưởng tương ứng.
Ví dụ : Hoá biểu có 4 dấu b, nốt có dấu b gần cuối là La b. Vậy giọng trưởng tương ứng là As-dur.
b) Cách tìm giọng thứ: Để đơn giản cách ghi nhớ, ta chỉ cần tìm giọng trưởng trước rồi suy ra giọng thứ tương ứng bằng cách sau : Dịch âm chủ giọng trưởng lên một Q.6T hoặc dịch xuống một Q. 3t ta sẽ được âm chủ giọng thứ tương ứng
Ví dụ : Hoá biểu có 2 dấu #, giọng trưởng tương ứng là D-dur, giọng thứ tương ứng sẽ là : b- moll < ---xuống Q.3t--- D-dur ---lên Q. 6T---> b-moll
6.2.4. Quan hệ giữa các giọng:
Trong điệu thức 7 âm, mỗi giọng bất kì đều có quan hệ với nhiều giọng khác. Tùy theo sự giống nhau trong thành phần cấu tạo giữa các giọng, mối quan hệ đó có thể là quan hệ họ hàng gần hay quan hệ xa. Trong chương trình này, chúng ta chỉ đề cập đến những quan hệ họ hàng gần giữa các giọng.
6.2.4.1.Q uan hệ song song: Một giọng trưởng tự nhiên và một giọng thứ tự nhiên có chung hóa biểu được gọi là 2 giọng song song. Đây là một trong các quan hệ họ hàng gần nhất. Hai giọng song song có các thành phần hợp âm giống nhau.
Ví dụ: C-dur và a-moll : Hóa biểu không có dấu hóa
G-dur và e-moll : Hóa biểu có một dấu thăng
F-dur và d-moll : Hóa biểu có một dấu giáng…
- Với một giọng trưởng, ta có thể tìm được giọng thứ song song bằng cách dịch âm chủ lên một quãng 6T hoặc dịch xuống một quãng 3t.
Xuống Q.3t Lên Q.6T
Ví dụ: a-moll ß----------- C-dur -----------à a-moll
- Với một giọng thứ, ta có thể tìm được giọng trưởng song song bằng cách dịch âm chủ lên một quãng 3t hoặc dịch xuống một quãng 6T.
Ví dụ: G-dur ß------------ e-moll ---------à G-dur.
Bài tập ứng dụng: Hãy tìm giọng song song của các giọng: D-dur; fis-moll; E-dur; f-moll…
6.2.4.1. Quan hệ cùng tên : Một giọng trưởngvà một giọng thứ có cùng âm chủ được gọi là 2 giọng cùng tên. Đây cũng là một trong các quan hệ họ hàng gần nhất mặc dù chúng có hóa biểu sai biệt nhau 3 dấu hóa.
Các gam tự nhiên của hai giọng trưởng- thứ cùng tên khác nhau ở bậc III, VI và VII. Các bậc này ở gam thứ thấp hơn gam trưởng một nửa cung. Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản là ở bậc III vì tính chất trưởng- thứ thể hiện rõ nét nhất ở khoảng cách giữa âm I và âm III.
- Âm I – Âm III: Quãng 3T thì giai điệu có tính chất trưởng. Điệu trưởng thường có âm hưởng mạnh mẽ, trong sáng (dur). Những bản nhạc hùng tráng, sôi động thường được viết ở giọng trưởng.
- Âm I- Âm III: Quãng 3 t thì giai điệu có tính chất thứ. Điệu thứ thường có âm hưởng êm dịu, mềm mại, sâu lắng (moll). Những bản nhạc êm đềm, trữ tình thường được viết ở giọng thứ.
Ví dụ: Gam C-dur và c-moll tự nhiên