📄Nội dung và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của từng lớp

 Nội dung và yêu cầu cần đạt lớp 1

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hát 

Bài hát tuổi học sinh (6 – 7  tuổi), đồng dao, dân ca  Việt Nam, bài hát nước  ngoài. Các bài hát ngắn gọn,  đơn giản, có nội dung, âm  vực phù hợp với độ tuổi; đa  dạng về loại nhịp và tính chất  âm nhạc.

– Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. 

– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ. 

– Hát rõ lời và thuộc lời. 

– Bước đầu biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca. 

– Nêu được tên bài hát. 

– Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

Nghe nhạc 

– Quốc ca Việt Nam

– Một số bản nhạc có lời và  không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 

– Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm  nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn. 

– Nêu được tên bản nhạc.

Đọc nhạc 

Giọng Đô trưởng. Các mẫu  âm ngắn, đơn giản, dễ đọc,  âm vực phù hợp với độ tuổi.  Chủ yếu sử dụng trường độ:  trắng, đen, móc đơn, và dấu  lặng đen.

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.

– Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ

Nhạc cụ 

Một số mẫu tiết tấu ngắn,  đơn giản. Chủ yếu sử dụng  trường độ: trắng, đen, móc  đơn, và dấu lặng đen.

– Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách. 

– Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. 

– Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Thường thức âm nhạc 

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ gõ của Việt Nam và  nước ngoài.

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. 

– Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một  số câu chuyện âm nhạc phù  hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích. 

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

 

 

 Nội dung và yêu cầu cần đạt lớp 2

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hát 

Bài hát tuổi học sinh (7 – 8  tuổi), đồng dao, dân ca  Việt Nam, bài hát nước  ngoài. Các bài hát ngắn gọn,  đơn giản, có nội dung, âm  vực phù hợp với độ tuổi; đa  dạng về loại nhịp và tính chất  âm nhạc.

– Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. 

– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. 

– Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định. 

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 

– Nêu được tên bài hát và tên tác giả. 

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

Nghe nhạc 

Một số bản nhạc có lời và  không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm  nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ, các loại âm sắc, nhịp độ nhanh – chậm. – Nêu được tên bản nhạc.

Đọc nhạc 

Giọng Đô trưởng. Các mẫu  âm ngắn, đơn giản, dễ đọc,  âm vực phù hợp với độ tuổi.  Chủ yếu sử dụng trường độ:  trắng, đen, móc đơn, và dấu  lặng đen.

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm. – Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

Nhạc cụ 

Một số mẫu tiết tấu ngắn,  đơn giản. Chủ yếu sử dụng  trường độ: trắng, đen, móc  đơn, và dấu lặng đen.

– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

– Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Thường thức âm nhạc 

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt  Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. 

– Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một  số câu chuyện âm nhạc phù  hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích. 

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa. 

– Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác  theo hướng dẫn của giáo viên.

 

 

Nội dung và yêu cầu cần đạt lớp 3

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hát 

Quốc ca Việt Nam

– Bài hát tuổi học sinh (8 – 9  tuổi), đồng dao, dân ca  Việt Nam, bài hát nước  ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm  vực phù hợp với độ tuổi; đa  dạng về loại nhịp và tính chất  âm nhạc.

– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. 

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định. 

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 

– Cảm nhận được tình cảm của bài hát. 

– Nêu được tên bài hát và tên tác giả. 

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi.

Nghe nhạc 

Một số bản nhạc có lời và  không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp  điệu. 

– Cảm nhận về đặc trưng của các loại âm sắc khác nhau; bước đầu biết tưởng tượng khi nghe  nhạc. 

– Nêu được tên bản nhạc.

Đọc nhạc 

Giọng Đô trưởng. Các mẫu  âm ngắn, đơn giản, dễ đọc,  âm vực phù hợp với độ tuổi.  Chủ yếu sử dụng trường độ:  trắng, đen, móc đơn, và dấu  lặng đen

– Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm. 

– Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

Nhạc cụ 

Một số mẫu tiết tấu ngắn,  đơn giản. Chủ yếu sử dụng  trường độ: trắng, đen, móc  đơn, và dấu lặng đen.

– Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. – Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà. 

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Thường thức âm nhạc 

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt  Nam và nước ngoài.

– Nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn

– Câu chuyện âm nhạc: Một  số câu chuyện âm nhạc phù  hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện. 

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa. 

– Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác.

 

Nội dung và yêu cầu cần đạt lớp 4

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hát 

Bài hát tuổi học sinh (9 – 10  tuổi), dân ca Việt Nam và bài  hát nước ngoài. Các bài hát  có nội dung, âm vực phù hợp  với độ tuổi; đa dạng về loại  nhịp và tính chất âm nhạc.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. 

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định. 

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 

– Cảm nhận được tình cảm của bài hát. 

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. 

– Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát. 

– Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác. – Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. 

– Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Nghe nhạc 

– Một số bản nhạc có lời và  không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 

– Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm  nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn. 

– Nêu được tên bản nhạc.

Đọc nhạc 

Giọng Đô trưởng. Các bài  đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm  vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: trắng, trắng  có chấm dôi, đen, móc đơn,  và các dấu lặng.

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng. 

– Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc. 

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc. 

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm

Nhạc cụ 

Một số bài tập tiết tấu và giai  điệu đơn giản. Sử dụng  trường độ: trắng, trắng có  chấm dôi, đen, móc đơn, và  các dấu lặng.

– Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật. 

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn  định. 

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà. 

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. 

– Tự làm được nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có (vỏ chai nhựa, cốc nhựa, mảnh gỗ,...). – Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc 

– Khuông nhạc, khoá Son,  dòng kẻ phụ, nốt nhạc. 

– Các hình nốt: tròn, trắng,  đen, móc đơn, móc kép và các dấu lặng. 

– 7 bậc cơ bản và vị trí trên  khuông.

– Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành. 

– Biết ghi chép bản nhạc đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên.

Thường thức âm nhạc 

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; mô tả được động tác chơi nhạc cụ. – Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một số nhạc cụ khi xem  biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một  số câu chuyện âm nhạc phù  hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện. 

– Biết kể lại câu chuyện theo cách riêng. 

– Biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác

 

– Tác giả và tác phẩm: Một  số nhạc sĩ sáng tác ca khúc  thiếu nhi.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ và kể tên một vài ca khúc tiêu biểu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu và lời ca trong ca khúc. 

– Biết vận dụng một vài ca khúc tiêu biểu vào các hoạt động âm nhạc.

 

– Hình thức biểu diễn: Đơn  ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Phân biệt được hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 

– Vận dụng phù hợp các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca trong hoạt động âm nhạc.

 

 

Nội dung và yêu cầu cần đạt lớp 5

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hát 

Bài hát tuổi học sinh (10  tuổi), đồng dao, dân ca  Việt Nam, bài hát nước  ngoài. Các bài hát ngắn gọn,  đơn giản, có nội dung, âm  vực phù hợp với độ tuổi; đa  dạng về loại nhịp và tính chất  âm nhạc.

– Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. 

– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ. 

– Hát rõ lời và thuộc lời. 

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự  hài hoà. 

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. 

– Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát. 

– Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác. 

– Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động. 

– Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Nghe nhạc 

– Một số bản nhạc có lời và  không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp  điệu. 

– Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

Đọc nhạc 

Giọng Đô trưởng. Các bài  đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm  vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: trắng, trắng  có chấm dôi, đen, đen có  chấm dôi, móc đơn, và các  dấu lặng.

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng. 

– Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc. 

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau  của các nét nhạc. 

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

Nhạc cụ 

Một số mẫu tiết tấu ngắn,  đơn giản. Chủ yếu sử dụng  trường độ: trắng, đen, móc  đơn, và dấu lặng đen.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định. 

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm  nhạc. 

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu. 

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. 

– Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc 

– Trọng âm, phách, ô nhịp,  vạch nhịp. 

– Nhịp 2/4 , 4/4 .
– Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; mô tả được động tác chơi nhạc cụ. – Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một số nhạc cụ khi xem  biểu diễn.

Thường thức âm nhạc 

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; mô tả được động tác chơi nhạc cụ.

– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một số nhạc cụ khi xem  biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một  số câu chuyện âm nhạc phù  hợp với độ tuổi

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện. 

– Biết kể lại câu chuyện theo cách riêng. 

– Biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác.

 

– Tác giả và tác phẩm: Một  số nhạc sĩ sáng tác ca khúc  thiếu nhi.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ và kể tên một vài ca khúc tiêu biểu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu và lời ca trong ca khúc.

– Biết vận dụng một vài ca khúc tiêu biểu vào các hoạt động âm nhạc.

– Hình thức biểu diễn: Độc  tấu, hoà tấu.

– Phân biệt được hình thức biểu diễn độc tấu, hoà tấu. 

– Vận dụng phù hợp các hình thức độc tấu, hoà tấu trong hoạt động âm nhạc.