🌼 Assig - quá trình hình thành và phát triển Tân nhạc VN
- Đến hạn Không có ngày đến hạn
- Điểm 10
- Đang nộp Một ô nhập văn bản
Xem bài hát và thực hiện yêu cầu sau:
* Trình bày nội dung, ý nghĩa bài hát, viết cảm nhận của bản thân (về ba của mình) khi nghe ca khúc này?
Bài viết mẫu của SV
Cảm nhận của bản thân khi nghe ca khúc Papa:
Ca khúc này là lời kể của một người con đang đắm mình trong nỗi nhớ cha mình và hồi tưởng về quá khứ, về những kỷ niệm của hai cha con.Cha đã hy sinh tất cả vì gia đình vì mẹ của con và vì con. Sau khi nghe giai điệu bài hát lòng tôi bỗng lặng lại... từng câu từng lời bà hát như đang nhắc nhở tôi hãy nhớ đến bố mẹ của mình nhiều hơn, đừng vì những thú vui của cuộc sống mà quên đi bố mẹ đã vất vả, hy sinh bao nhiêu thứ để cho mình cuộc sống ấm no hôm nay, hãy thường xuyên hơn gọi điện thoại về cho bố mẹ, hãy dành yêu thương và những lời nói nhẹ nhàng với bố mẹ. Ra thế giới ngòa kia, con mới biết chỉ có bố mẹ mới yêu thương con vô điều kiện !
Là người tin Chúa, thân phụ của Paul Anka đã được dạy trong Kinh Thánh, ông đã làm việc cần mẫn để lo cho chính mình và gia đình mình. Và cả khi vợ qua đời ông đã cầu nguyện cùng Chúa: “Chúa ơi! Tại sao vợ con phải qua đời? Xin hãy nhận con thế cho nàng.” Không có cử chỉ nào thể hiện tình yêu sâu đậm hơn là việc bằng lòng chết thay cho người mình yêu. Tôi đã cảm nhận được tình yêu sâu sắc của người cha dành cho mẹ của Paul Anka. Hẳn ông ấy đã đau lòng đến nhường nào. Tôi thấy bóng dáng cả bố tôi trong hình hành người cha của Paul Anka, bố đã dành cả cuộc đời của mình cho anh em chúng tôi, bố xuất thân trong một gia đình không khá giả gì nên đãphải bươn chải từ nhỏ, ông đã xa gia đình để đi làm thuê khắp trong và ngoài nước. Nhớ lúc tôi còn nhỏ có những năm vì không có tiền mà bố phải ở lại Lào không thể về ăn Tết chỉ vì để dành số tiền ít ỏi cho gia đình. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì bây giờ điều kiện kinh tế của gia đình bây giờ đã khá hơn, cuộc sống dã không còn vất vả như ngày xưa, vui vẻ lạc quan hơn nhiều. Bố thương chũng tôi lắm, ông ấy không bao giờ nói ra. Từ những hành động, việc làm của ông đã cho tôi cảm nhận điều đó, ông dạy chúng tôi phải sống tốt đời đẹp đạo, phải trở thành người lương thiện, có íchcho xã hội. Tôi không bao giờ quên được đãcó 1 lần bố đánh tôi, đó là lần duy nhất từ nhỏ tới tận bây giờ : năm đó toi đang học cấp ba, vì nghe theo bạn bè mà đi học không đội mũ bảo hiểm sau đó bị cảnh sát giao thông bắt và giữ giấy tờ xe máy điện, bố xuống trường nộp phạt và về nhà bố im lặng. Ông ấy đã không nói gì dường như để chờ tôi tự nhận lỗi của mình, nhưng với tính cách đứa trẻ mới lớn, bảo thủ và lì lợm tôi đã không tự nhận lỗi mà đổ cho bạn bè, đem ra đủ thứ lý do... Bố đã lấy 1 cây roi tre và đánh tôi 1 cái. Đau lắm. Tôi nhận lỗi và từ lúc đó tới tận bây giờ tôi chưa từng lần nào dám vi phạm luât giao thông. Tôi đã rất nhiều lần thầm cả ơn bố, vì ông đã dạy tôi để bây giờ lôi đã trở thnahf một người hiểu chuyện, có trách nhiệm với việc làm và quyết định của mình.
Giống với gia đình của Paul Anka, Gia đình tôi cũng theo đạo công giáo. Tôi học giáo lý, đọc kinh và cầu nguyện cùng gia đình từ nhỏ. Trong văn hóa của nhiều dân tộc, bồng ẵm con là một hành động thể hiện tình yêu trìu mến và sự chăm sóc. Kinh Thánh đã dùng hình ảnh đó để mô tả Chúa – như một bậc sinh thành – luôn yêu thương và chăm sóc chúng ta: “Ta đã mang nặng các ngươi từ lúc còn trong lòng mẹ, bồng ẵm ngươi từ lúc mới sinh. Cho đến khi các ngươi già cả, đầu râu tóc bạc, Ta chính là Đấng luôn gánh vác các ngươi. Ta đã tạo nên thì sẽ còn bỗng ẵm các ngươi. Ta sẽ gánh vác và giải cứu các ngươi” (Ê-sai 46:3b-4). Mỗi đêm được cha bồng vào giường ngủ, cậu bé Paul Anka cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc của cha dành cho mình. Tôi nhớ ngày xưa tôi cũng hay được bố bồng đi chơi lắm, bố sẽ cõng tôi trên lưng mỗi khi đến Nhà thờ. Sau này lớn lên tôi ý thức được tình yêu thiêng liêng của gia đình, tôi đã không ngừng cafaunguyenej cho họ. Vào năm 2009 gia đình tôi xảy ra sự cố, phải chia xa bố và tôi phải vào Sài Gòn để sống một thời gian mẹ và anh trai, em gái ở lại quê nhà. Khoảng thời gian đó tôi khóc rất nhiều, tôi đã rất sợ. Bây giờ tôi sợ cảnh tượng đó xảy ra thêm lần nữa !
Hơn một năm rồi tôi chưa gặp bố. tháng 9 năm 2020 tôi ở lại Đà Nẵng vì lúc đó ĐN đang bùng dịch Covid không thể về nhà, tháng 10 ông ấy qua Lào tiếp tục làm việc, Tết vừa rồi ông ấy không thể đón Tết ở Việt Nam vì phải ở lại để quản lý công xưởng. Dự tính tháng 3 năm nay về nhưng vì Codid trở lại, Lào tạm thời đóng cửa khẩu, ông ấy không có cách nào để về nhà được. Đến bây giờ mỗi lần tôi về nhà lại nhớ bố khôn nguôi, tôi nhớ hình bóng ông ấy ở góc vườn sau nhà. Bây giờ tôi cũng đang ở Đà Nẵng, ngày nào cả gia đình tôi cũng gọi video cho nhau, chia sẻ về những điều hằng ngày đã trải qua. Tôi thấy hạnh phúc và đã không còn tiết kiệm những lời yêu thương để gửi đến bố mẹ. Hy vọng Covid nhanh qua đi để cuộc sống trở lại quỹ đạo của nó, để bố về Việt Nam và tôi về nhà để gặp người thân trong gia đình nhỏ của tôi. Tôi đã dành hết tình yêu và sự nỗ lực của bản thân vào học tập, công việc và phục vụ tha nhân để làm cho ông bà, bố mẹ tự hào về tôi.
Con yêu bố và yêu gia đình của con rất nhiều!